Trần thạch cao thuộc hạng mục thi công phần hoàn thiện vì thế đóng vai trò thẩm mỹ công trình. Việc thực hiện đúng kỹ thuật, tuân thủ tiêu chuẩn nghiệm thu và tránh những sai sót phổ biến khi thi công trần thạch cao, sẽ giúp tăng cường tính ổn định và an toàn cho công trình. Trong bài viết này, UNI DECOR sẽ hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật thi công trần thạch cao và chia sẻ những kinh nghiệm để có được một công trình bền đẹp theo thời gian.
Quy trình thi công trần thạch cao đúng kỹ thuật tại UNI DECOR gồm những gì?
Tại UNI DECOR, quy trình đóng trần thạch cao được hoàn thiện thông qua công tác chuẩn bị và tiến hành thi công để đảm bảo chất lượng và tính thẩm mỹ. Dưới đây là mô tả chi tiết về quy trình này:
Công tác chuẩn bị
- Kiểm tra và xác nhận lại khối lượng loại nhãn hiệu(loại khung, loại tấm,…) theo hợp đồng
- Hiện trạng: Cần xác nhận hệ thống điện nước (ME) đã hoàn thiện, bao gồm hệ thống dây mạng, dây camera và hệ thống dây nhà thông minh (smart home) nếu có.
- Kiểm tra bản vẽ: Đi cùng Kỹ sư giám sát công trình để xác định cao độ trần, vị trí chừa nắp thăm trần, nắp hộp kỹ thuật đề chừa, vị trí máy lạnh âm trần, vị trí hút mùi âm trần,…
- Cam kết tiến độ: Đội thi công trần thạch cao kết hợp giám sát và báo lại tiến độ thi công để tránh ảnh hưởng tiến độ hạng mục tiếp theo của công trình.
Quy trình thi công đóng trần thạch cao
Bước 1: Xác định cao độ trần
Xem kích thước cao độ trần cùng với hiện trạng thực tế, sử dụng máy laser để bắn cos lấy điểm dấu(Cố đính máy laser ở một vị trí để xác định cao độ chuẩn nhất)
Bước 2: Bắn khung viền tường
Bắn khung nhôm vào các đường viền đã đánh dấu bằng máy laser
Bước 3: Bố trí khung và bắn ty treo khung
Chia khung và bắn ty để treo khung đã chia. Khoảng cách từ tường tới thanh treo đầu tiên không quá 400mm
Bước 4: Lắp thanh treo chính
Xác định khoảng cách giữ 2 thanh treo chính từ 800-1000mm, thường sử dụng khoảng cách 800mm.
Bước 5: Lắp thanh treo phụ
Khoảng cách thanh treo phụ 400mm theo hướng vuông góc với thanh treo chính
Bước 6: Lắp tấm thạch cao vào khung xương
Tiến hành lắp tấm thạch cao, sử dụng vít chuyên dụng để bắn vào tấm và khung xương.
Sau cùng dán lưới tại các vị trí giáp mí thạch cao với thạch cao và thạch cao với tường.
Những lỗi gặp phải khi thi công trần thạch cao là gì?
Vậy trong quá trình thi công đóng trần thạch cao xãy ra các lỗi gì để từ đó tìm cách khắc phục, cùng UNI DECOR điểm qua nhé:
- Xác định sai cos cao độ trần thạch cao
- Trần thạch cao không đều, bị gợn sóng tại các mối nối
- Khoét lỗ đèn ngay vị trí khung xương, nhất là khung xương chính sẽ làm yếu khung, dẫn đến rem nứt trần.
- Tấm thạch cao bị võng do bố trí ty treo không đúng khoảng cách tiêu chuẩn
- Bắn vít quá sâu hoặc khoảng cách vít quá thưa
- Không dán lưới làm nứt các vị trí giáp mí thạch cao
- Yếu tố thời tiết: Cần kiểm tra các khu vực cửa sổ, giếng trời,… Để trời mưa không bị nước tạt làm hư hại tấm thạch cao hoàn thiện..
Đó là tất cả những kỹ thuật cũng như kinh nghiệm thi công trần thạch cao mà UNI DECOR đã đúc kết, mong rằng các chủ nhà cũng như chủ đầu tư nắm để công trình đạt được tính thẩm mỹ cao.
Ngoài ra UNI DECOR tổng hợp 28 biện pháp thi công phần thô chất lượng cao áp dụng cho công trình dân dụng mọi người xem để biết thêm.
Nếu bạn có nhu cầu báo giá thi công trọn gói nhà ở dân dụng tại Bà Rịa Vũng Tàu vui lòng liên hệ công UNI DECOR