Biện pháp thi công phần thô là gì?

Biện pháp thi công phần thô là một phần trong quy trình thi công phần thô của toàn bộ ngôi nhà, nó được trích ở mỗi hạng mục thi công để khách hàng hiểu và nắm được nguyên lý vì sao cần phải làm như vậy. Vì lẻ đó nên biện pháp thi công phần thô đúng kỹ thuật, đúng tiêu chuẩn đảm bảo kết cấu như một thể thống nhất của toàn bộ công trình.

Hôm nay UNIDECOR xin giới thiệu đến mọi người 28 biện pháp thi công phần thô mà chúng tôi đang áp dụng cho tất cả khách hàng. Nếu quý khách đang xây nhà hoặc kế hoạch chuẩn bị xây nên xem để áp dụng cho chính ngôi nhà của mình nhé.

1. Gói biện pháp thi công tiêu chuẩn

1. Đầm móng – Đầm nền

Đầm móng: Sau khi xác định được cos nền móng từ việc đào móng, chúng ta tiến hành dùng máy đầm để nén chặt nền đất và lấy mặt bằng cho quá trình để bê tông lót móng.

Đầm nền tầng trệt; Đối với nền trệt, tiến hành rông nước sau đó dùng máy đầm để nén chặt nền nhà, sau đó mới tiến hành đổ bê tông nền, cán hồ và lát gạch.

Phần móng, nền tầng trệt được rông nước, sau đó dùng Máy Đầm nền. => Giúp tăng độ nén chặt đất nền trước khi đổ bê tông.
Phần móng, nền tầng trệt được rông nước, sau đó dùng Máy Đầm nền. => Giúp tăng độ nén chặt đất nền trước khi đổ bê tông.

2. Phun thuốc chống mối

Việc sử dụng thuốc diệt mối Termize để phun cho lớp nền tầng trệt là bắt buộc ở mỗi công trình tại UNIDECOR. Việc làm này giúp phòng ngừa mối mọt cho đồ nội thất đắt tiền.

Phun thuốc chống mối nền đất tầng trệt trước khi cán nền để giúp phòng chống mối và bảo vệ đồ nội thất giá trị
Phun thuốc chống mối nền đất tầng trệt trước khi cán nền để giúp phòng chống mối và bảo vệ đồ nội thất giá trị

3. Lót bạt che đổ bê tông móng

Lót bạt ni lông trên nền trước khi đổ bê tông lót móng giúp tránh mất nước trong quá trình liên kết bê tông đảm bảo chất lượng.

Lót bạt trên nền đất trước khi đổ bê tông đảm bảo tránh mất nước trong quá trình liên kết bê tông.
Lót bạt trên nền đất trước khi đổ bê tông đảm bảo tránh mất nước trong quá trình liên kết bê tông.

4. Cục kê bê tông

UNIDECOR sử dụng 100% cục kê bê tông dầm sàn để cố định lớp thép, chiều cao lớp thép và đảm bảo tính đồng nhất vật liệu bê tông

Sử dụng cục kê bê tông cho toàn bộ công trình giúp cố định và đảm bảo chiều cao của lớp thép và độ dày bê tông.
Sử dụng cục kê bê tông cho toàn bộ công trình giúp cố định và đảm bảo chiều cao của lớp thép và độ dày bê tông.

5. Thép sàn

Sử dụng thép sàn D10 thay thép D8 nhằm tăng tường tính chịu lực, ngoài ra bề mặt thép D10 có bề mặt tiếp xúc tốt hơn.

Sử dụng thép sàn D10 thay cho D8 nhằm tăng tính chịu lực và liên kết bê tông tốt hơn
Sử dụng thép sàn D10 thay cho D8 nhằm tăng tính chịu lực và liên kết bê tông tốt hơn

6. Chống đỡ dầm, sàn

Sử dụng cây chống tăng và giàn giáo để chống đỡ dầm sàn giúp an toàn công trình và cố định kết cấu

Sử dụng cây chống tăng kết hợp giàn giáo để chống đỡ dầm sàn giúp an toàn công trình và ổn định kết cấu khi đổ bê tông.
Sử dụng cây chống tăng kết hợp giàn giáo để chống đỡ dầm sàn giúp an toàn công trình và ổn định kết cấu khi đổ bê tông.

7. Ván phim – Tấm panel

Dùng ván phim hoặc tấm panel trải bạt trong quá trình đổ bê tông để tránh mất nước trong quá trình thủy hóa bê tông và giúp tạo đổ phẳng cho sàn bê tông sau khi hoàn thiện

Sử dụng ván phim hoặc tấm panel trải bạt khi đổ bê tông để chống mất nước trong quá trình liên kết bê tông cốt thép.
Sử dụng ván phim hoặc tấm panel trải bạt khi đổ bê tông để chống mất nước trong quá trình liên kết bê tông cốt thép.

8. Bảo dưỡng bê tông

Phần bảo dưỡng bê tông bằng bao bố, ngâm nước. Việc bảo dưỡng bê tông là một phần rất quan trọng, nó quyết định đến sự bền chắc của công trình, bao gồm bảo dưỡng bê tông móng, bê tông sàn, bê tông cột, bê tông sàn mái.

Bảo dưỡng bê tông là giữ ẩm cho bê tông trong quá trình liên kết tránh bị nứt nẻ về sau
Bảo dưỡng bê tông là giữ ẩm cho bê tông trong quá trình liên kết tránh bị nứt nẻ về sau

9. Đổ bê tông giằng đỉnh tường kết thúc

Vị trí tường kết thúc thường là vị trí sân thượng hoặc tường sàn mái, việc đồ bê tông đỉnh tường giúp bức tường chắc chắc, tránh hiện tượng nứt từ đỉnh tường

Đổ bê tông đỉnh tường giúp khóa tường chống nứt từ đỉnh
Đổ bê tông đỉnh tường giúp khóa tường chống nứt từ đỉnh

10. Tạo gờ bê tông chân tường

Đổ bê tông tạo gờ cao hơn tầm 5cm tạo thành một khối đồng nhất tại các vị trí ô giếng trời, sân thượng, ban công, nhà vệ sinh giúp chống thấm tốt hơn

Đổ bê tông tạo gờ liền khối tại các vị trí thường xuyên tiếp xúc nước như: nhà vệ sinh, ô giếng trời, sân thượng giúp chống thấm tốt hơn
Đổ bê tông tạo gờ liền khối tại các vị trí thường xuyên tiếp xúc nước như: nhà vệ sinh, ô giếng trời, sân thượng giúp chống thấm tốt hơn

11. Đổ bê tông giằng tường

Việc đổ bê tông giằng tường giúp khóa bức tường chắc chắn, tránh nứt về sau

Đổ bê tông giằng bức tường mục đích khóa tường và tránh nứt tường
Đổ bê tông giằng bức tường mục đích khóa tường và tránh nứt tường

12 Xây gạch thẻ chân tường

Tại vị trí chân tường xây gạch thẻ nhằm tăng độ cứng và chống mao dẫn, vì vị trí chân tường thường tiếp xúc ẩm.

Xây 3 lớp gạch thẻ tại vị trí chân tường nhằm tăng độ cứng và hạn chế mao dẫn ở chân tường
Xây 3 lớp gạch thẻ tại vị trí chân tường nhằm tăng độ cứng và hạn chế mao dẫn ở chân tường

13. Xây gạch thẻ cạnh cửa

Xây gạch thẻ ngay vị trí cạnh cửa để khâu thi công hoàn thiện gắng cửa chắc chắn

Xây gạch thẻ bao quanh khung cửa để khi gắng khung cửa chắc chắn
Xây gạch thẻ bao quanh khung cửa để khi gắng khung cửa chắc chắn

14. Xây gạch thẻ cầu thang

Xây gạch thẻ ở các bậc cầu thang giúp tăng thêm độ chắc chắn cho các bậc

Xây các bậc cầu thang bằng gạch thẻ giúp tăng thêm độ cứng cho bậc thang
Xây các bậc cầu thang bằng gạch thẻ giúp tăng thêm độ cứng cho bậc thang

15. Đổ thêm cột bê tông

Tại các vị trí tường rộng hơn 5.5m sẽ bổ thêm cột giúp tránh nứt tường và tương cường độ cứng cho bức tường

Đổ thêm trụ tại các vị trí bức tường rộng hơn 5,5m giúp tránh nứt tường và tăng cường độ cứng cho tường
Đổ thêm trụ tại các vị trí bức tường rộng hơn 5,5m giúp tránh nứt tường và tăng cường độ cứng cho tường

16. Đóng lưới thép vị trí tiếp giáp 2 lớp vật liệu

Tại các vị trí tường với bê tông cần đóng lưới thép mắt cáo trước khi tô giúp tránh nứt tường về sau

Đóng lưới thép mắt cáo tại các vị trí tiếp giáp giữa tường và bê tông để tăng độ liên kết và chống nứt tường
Đóng lưới thép mắt cáo tại các vị trí tiếp giáp giữa tường và bê tông để tăng độ liên kết và chống nứt tường

17. Ghém tường

Để bức tường được tô thẳng người thợ cần phải ghém tường trước khi tô tường bằng máy bắn laser

Ghém tường bằng laser trước khi tô giúp bức tường thẳng đẹp
Ghém tường bằng laser trước khi tô giúp bức tường thẳng đẹp

18.Mài sàn chống thấm

Việc mài sàn ở các nơi cần chống thấm như nhà vệ sinh, sân thượng hay sàn mái giúp đánh bay các tạp chất để khi quét lớp chống thấm liên kết tốt hơn

Mài sàn vệ sinh sạch các tạp chất giúp việc quét lớp chống thấm liên kết tốt
Mài sàn vệ sinh sạch các tạp chất giúp việc quét lớp chống thấm liên kết tốt

19. Dán lưới thủy tinh chống thấm mao dẫn

việc dán lưới thủy tinh tại vị trí chân tường vệ sinh, chân tường sân thượng trước khi quét lớp chống thấm giúp tránh mao dẫn thấm lên bức tường

Thực hiện dán lưới thủy tinh tại các vị trí chân tường vệ sinh hoặc sân thượng để tránh mao dẫn
Thực hiện dán lưới thủy tinh tại các vị trí chân tường vệ sinh hoặc sân thượng để tránh mao dẫn

20. Đội gạch, nêm cân bằng

Sử dụng công cụ đội gạch hay nêm cân bằng giúp cho tường ốp lát đều ron và thẳng, phẳng gạch

Dùng ke nêm, con đội nâng cho gạch ốp lát giúp tạo các đường rọn đồng đều và bằng phẳng bề mặt gạch
Dùng ke nêm, con đội nâng cho gạch ốp lát giúp tạo các đường rọn đồng đều và bằng phẳng bề mặt gạch

21. Chống thấm cổ ống

Quấn trương keo nở Hyperstop cho các vị trí sàn ống chờ trước khi đổ bê tông giúp chống thẩm cổ ống thoát nước.

Quấn trương keo nở mục đích chống thấm cổ ống thoát nước
Quấn trương keo nở mục đích chống thấm cổ ống thoát nước

22. Đóng lưới thép mắt cáo đường ống điện

100% đường điện âm nếu không đóng lưới sẽ bị nứt, vì thế để tránh việc này chúng ta thực hiện đóng lưới phủ qua bê mặt đường tường bị cắt để tránh tường bị nứt

Đóng lưới đường ống điện âm để tránh nứt tường
Đóng lưới đường ống điện âm để tránh nứt tường

2. Tiêu chuẩn thi công nâng cao

23. Sử dụng bê tông mac 300

Sử dụng bê tông mac 300 tại các vị trí móng, dầm sàn giúp tăng cường độ bền cho kết cấu

Sử dụng bê tông mac 300 cho móng, dầm, sàn để tăng cường độ bền cho kết cấu chính toàn nhà
Sử dụng bê tông mac 300 cho móng, dầm, sàn để tăng cường độ bền cho kết cấu chính toàn nhà

24. Sàn bê tông dày 120cm

Đổ bê tông dày 120cm cho sàn giúp tăng cường độ bền, hạn chế độ nhịp, ồn cho sàn

Đổ bê tông sàn dày 120cm giúp tăng cường độ cứng, hạn chế nhịp và độ ồn
Đổ bê tông sàn dày 120cm giúp tăng cường độ cứng, hạn chế nhịp và độ ồn

25. Phụ gia chống thấm B6

Sử dụng phụ gia B6 để tăng thêm khả năng chống thấm cho sàn mái

Khi đổ bê tông sàn mái bổ sung thêm phụ gia B6 để tăng khả năng chống thấm cho sàn mái
Khi đổ bê tông sàn mái bổ sung thêm phụ gia B6 để tăng khả năng chống thấm cho sàn mái

26. Sử dụng ống cấp nước PPR

Sử dụng 100% ống nhựa cứng PPR chuyên cấp nước nóng để cấp cả nước nóng và lạnh cho toàn nhà, việc này tránh được thấm như trường hợp bể ống nước

Sử dụng ống PPR cho ống nước nóng lạnh toàn nhà nhằm tránh rủi ro vỡ ống nước
Sử dụng ống PPR cho ống nước nóng lạnh toàn nhà nhằm tránh rủi ro vỡ ống nước

27. Ống điện cứng âm trần

Sử dụng ống điện cứng âm trần để đi điện cho toàn nhà, việc này tăng tính thẩm mỹ và dễ dàng kiểm soát đường dây

Sử dụng ống điện cứng để đi hiện cho toàn nhà, việc này tăng tính thẩm mỹ và an toàn về điện
Sử dụng ống điện cứng để đi hiện cho toàn nhà, việc này tăng tính thẩm mỹ và an toàn về điện

28. Tiếp địa nối tủ điện

Đóng tiếp địa nối tủ điện tổng với đất nhằm chống rò điện trong nhà

Nối cọc tiếp địa nối tủ điện tổng với tránh rò điện trong nhà
Nối cọc tiếp địa nối tủ điện tổng với tránh rò điện trong nhà

Bảo hành – Bảo trì

Thời gian bảo hành của UNIDECOR lên đến 20 năm giúp chủ nhà an tâm khi sử dụng căn nhà của mình.

Bảo hành ngôi nhà lên đến 20 năm, giúp gia chủ an tâm tuyệt đối khi chọn nhà thầu xây dựng UNIDECOR
Bảo hành ngôi nhà lên đến 20 năm, giúp gia chủ an tâm tuyệt đối khi chọn nhà thầu xây dựng UNIDECOR

3. Kết luận

Trên đây là tất cả các biện pháp thi công phần thô từ cơ bản đến nâng cao mà UNI DECOR đang áp dụng tất cả các dự án cho chính chúng tôi thi công, Quý khách hàng cần tư vấn thêm về kỹ thuật thi công phần thô vui lòng liên hệ qua hotline: 0937384323 để chuyên gia UNIDECOR tư vấn.

Dự án liên quan

Quy trình thi công cột đúng kỹ thuật trong xây dựng nhà ở

Cột nhà là phần chịu lực cho toàn bộ kết cấu công trình, Vì vậy, việc thực hiện quy trình

Kinh nghiệm thi công trần thạch cao đũng kỹ thuật bền đẹp theo thời gian

Trần thạch cao thuộc hạng mục thi công phần hoàn thiện vì thế đóng vai trò thẩm mỹ công trình.

Ưu điểm và nhược điểm khi xây nhà vào mùa mưa

Thông thường, khi thi công nhà ở nhiều gia chủ lựa chọn xây nhà vào mùa khô để thuận lợi

Bảo dưỡng bê tông bằng bao bố đúng quy trình chuẩn năm 2022

Bảo dưỡng bê tông sau khi đổ là yếu tố quyết định để đảm bảo bê tông phát triển cường

Thiết kế nhà theo phong thủy đẹp chuẩn hiện đại 2022

Thiết kế nhà theo phong thủy có lợi ích gì ? Thiết kế nhà theo phong thủy luôn là điều

Bảo dưỡng bê tông tươi đúng kỹ thuật sau khi đổ 2022

Bảo dưỡng bê tông tươi đúng kỹ thuật sau khi đỗ sẽ quyết định đến chất lượng bê tông từ