Cột nhà là phần chịu lực cho toàn bộ kết cấu công trình, Vì vậy, việc thực hiện quy trình thi công cột đúng kỹ thuật là điều bắt buộc. Bài viết này Kỹ sư giám sát UNI DECOR sẽ hướng dẫn chi tiết từng bước, cùng với những lưu ý thường gặp phải trong quá trình thi công cột.

Quy trình thi công cột đúng kỹ thuật

Quy trình thi công cột đúng kỹ thuật

Quy trình thi công cột gồm 5 bước được UNI DECOR thực hiện bao gồm:

  • Định vị tim cột
  • Lắp dựng cốt thép
  • Lắp dựng coppha
  • Đổ bê tông cột
  • Tháo coppha và bảo dưỡng

Trước tiên, chúng ta hãy cùng xem qua trình tự công việc để thực hiện đúng

Trình tự các bước quy trình thi công cột nhà

Bước 1:  Định vị tim cột

Định vị cột là bước rất quan trọng và cần thiết trước khi tiến hành lắp đặt cốt thép cho cột bê tông. Việc này giúp xác định vị trí chính xác của cột trong công trình xây dựng, đảm bảo tính chính xác trong toàn bộ khung xương của ngôi nhà.

  • Đánh dấu vị trí tim cột theo đúng kỹ thuật bản vẽ
  • Vệ sinh thép chờ, tạo gờm nhám chân cột. Việc này tuy đơn giản nhưng nó rất quan trọng, nếu vệ sinh không sach sẽ làm giảm quá trình liên kết giữa thép với bê tông và bê tông với bê tông.

Bước 1 định vị tim cột

Vệ sinh thép chờ và tỉa đầu cột

Bước 2: Lắp dựng cốt thép

Cốt thép là một phần cấu tạo nên bộ khung xương của ngôi nhà, nên để có được cột nhà bền chắc thì cần các yếu tố sau:

  • Kiểm tra cốt thép đúng nhãn hiệu, đường kính, kích thước, vị trí. Cốt thép mới, không han rỉ, không dính bẩn.

Kiểm tra thép cột đúng kích thước, nhãn mác

  • Gia công thép với kích thước và số lượng theo bản vẽ

Gia công thép cột theo kích thước bản vẽ

  • Đảm bảo đoạn nối cột là 30d (d là đường kính của thép)
  • Đảm bảo khoảng cách đai theo BVTC

Gia công đoạn thép nối dài 30d

Bước 3: Lắp dựng ván coppha cột

Ván khuôn coppha được gia công theo đúng kích thước bản vẽ của trụ, ngoài ra ván khuôn cần gia công chắc chắn để tránh bị phình cũng như chống mất nước trong quá trình đầm bê tông. Hãy cùng UNI DECOR xem kỹ thuật gia công ván khuôn.

  • Kiểm tra ván khuôn chắc chắn trước đi đóng, để trành trường hợp bị bung
  • Kiểm tra kích thước theo bản vẽ: Xác định chiều cao, kích thươc cột để tránh đóng sai

Lắp dựng ván khuôn đúng chiều cao bản vẽ

Chừa sẵn sắt râu vào ván khuôn: Việc cấy thép râu trước lúc đổ bê tông cột sẽ chắc chắn hơn (Tuy nhiên nếu không cấy thép râu trong lúc đổ bê tông thì sau khi hoàn thiện vẫn có thể khoan lỗ và cấy thép bằng Sikadur 731)

Kẹp thép râu sắt 6 khi đóng ván khuôn coppha

Kiểm tra độ thẳng đứng khi lắp dựng ván khuôn: Việc sử dụng dây rọi hoặc máy bắn laser để kiểm tra độ thẳng đứng của cột rất quan trọng, tránh bị sai lệch, lấn qua đất nhà bên cạnh với trường hợp nhà ống hiện nay.

Kiểm tra độ thẳng đứng của cột bằng laser hoặc dây rọi

Cố định ván khuôn: Việc chống xiên cố định ván khuông làm cho cột tránh bị xe dịch, lệch cột khi hoàn thiện. Chú ý sử dụng cây chống phải chắc chắn, ở UNI DECOR sử dụng 100% cây chống tăng kim loại để chống trụ.

Sử dụng cây chống để cố định ván khuôn coppha

Bước 4: Đổ bê tông cột

Tưới hồ dầu chân cột: Hồ dầu được pha cùng chất kết dính để tưới vào chân cột, mục đích tạo liên kết tốt nhất giữa dầm và cột.

Tưới hồ dầu pha với chất kết dính tạo liên kết dầm với cột

Những lưu ý quan trọng khi đổ bê tông cột:

  • Bê tông được đổ liên tục, đầm theo từng lớp 40-50cm.
  • Chiều cao đổ bê tông từ 1.5-2m, mục đích để tránh phân tầng bê tông (Tuyệt đối không đổ trực tiếp từ trên đỉnh cột xuống).

Đổ bê tông liên tục và đầm từng lớp 40-50cm

  • Tại vị trí chân cột dùng búa gõ thường xuyên ván khuôn để hạn chế rổ cột.
  • Quá trình đổ bê tông, đầm cột tránh làm xê dịch cốt thép.
  • Có biện pháp chống mất nước chân cột.

Dùng búa gõ chân cột để tránh bị rổ cột

Sau khi đổ bê tông dùng laser bắn để kiểm tra lại độ thẳng của cột.

Dùng máy laser để canh độ thẳng của cột sau khi đổ bê tông

Bước 5: Tháo ván coppha & Bảo dưỡng bê tông

  • Sau khi đổ bê tông 24 giờ tiến hành tháo coppha
  • Tháo coppha cẩn thận, tránh làm hư hỏng các cấu kiện bê tông

Sau 24h tiến hành tháo coppha, việc tháo phải nhẹ nhàng, tránh làm hư cấu kiện

Bắn laser kiểm tra lại độ thẳng cột sau khi tháo coppha

Cột nghiêng không quá 5mm, nếu không đạt phải đập bỏ cột

Dùng máy laser kiểm tra lại độ thẳng của cột sau khi tháo coppha

Quấn bao bố: Bao bố có đặc tính dưỡng ẩm tốt nên thường được dùng để bảo dưỡng bê tông, bao bố được quấn quanh cột và từ trên xuống dưới.

Quấn bao bố quanh cột chuẩn bị cho việc bảo dưỡng bê tông

Tưới nước bảo dưỡng: Tưới nước bảo dưỡng bê tông cột liên tục trong 3 ngày (Tùy vào điều kiện thời tiết có thể điều chỉnh số lần tưới sao cho phù hợp).

Tiến hành tưới nước liên tục trong 3 ngày sau khi tháo caoppha

Lời Kết:

Đó là tất cả quy trình thi công cột nhà ở một cách chi tiết giúp bạn đọc có thể hiểu rõ được mức độ quan trọng của cột. Đòi hỏi sự am hiểu về kỹ thuật, tính toán chi tiết để đảm bảo chất lượng công trình. Từ khâu lắp ván khuôn, gia công thép, đến khâu đổ bê tông và bảo dưỡng cần được tuân thủ chặc chẽ. Đó là những hình ảnh thực tế mà UNI DECOR đã thi công để đảm bảo công trình khách hàng bền chắc theo thời gian.

Nếu quý khách cần tư vấn thêm về các bước của quá trình thi công cột xin vui lòng liên hệ Zalo hoặc gọi: 0937384323.

 

Bài viết liên quan

Kinh nghiệm thi công trần thạch cao đũng kỹ thuật bền đẹp theo thời gian

Trần thạch cao thuộc hạng mục thi công phần hoàn thiện vì thế đóng vai trò thẩm mỹ công trình.

Ưu điểm và nhược điểm khi xây nhà vào mùa mưa

Thông thường, khi thi công nhà ở nhiều gia chủ lựa chọn xây nhà vào mùa khô để thuận lợi

Tiêu chuẩn thi công phần thô khác biệt

1.Thi công tiêu chuẩn 2. Tiêu chuẩn thi công nâng cao

Bảo dưỡng bê tông bằng bao bố đúng quy trình chuẩn năm 2022

Bảo dưỡng bê tông sau khi đổ là yếu tố quyết định để đảm bảo bê tông phát triển cường

Thiết kế nhà theo phong thủy đẹp chuẩn hiện đại 2022

Thiết kế nhà theo phong thủy có lợi ích gì ? Thiết kế nhà theo phong thủy luôn là điều

Bảo dưỡng bê tông tươi đúng kỹ thuật sau khi đổ 2022

Bảo dưỡng bê tông tươi đúng kỹ thuật sau khi đỗ sẽ quyết định đến chất lượng bê tông từ